您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Lille vs AS Monaco, 23h00 ngày 22/2: Mặt trận cuối cùng
NEWS2025-02-24 09:22:22【Công nghệ】3人已围观
简介 Chiểu Sương - 22/02/2025 02:29 Pháp báo thể thaobáo thể thao、、
很赞哦!(4459)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
- Tuần lễ tranh truyện Ehon Nhật Bản ở Hà Nội diễn ra trong tháng 10
- Lo ế vợ, 100 thanh niên xếp hàng chen chúc chờ 5 cô gái… xem mắt
- Nhân viên đại lý ô tô lấy xe của khách để tập lái, làm hỏng hộp số
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An, 18h00 ngày 22/2: Không dễ bắt nạt
- Kiếm hàng trăm nghìn USD nhờ hỏi người lạ một câu duy nhất
- “Việt Nam muôn năm”
- Người Việt ngày càng thích xe SUV cỡ B: Giá vừa phải, đẹp và đa dụng
- Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
- Đám cưới quy tụ 200 TikToker của cặp 9X triệu người theo dõi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
Những ký ức không bao giờ quên ùa về trong tâm trí của nhiều cựu tù Hỏa Lò có mặt tại trưng bày. Phần Tiếng súng mở đầutrưng bày các tư liệu, hình ảnh về những phong trào cách mạng của Việt Nam như: Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ (1936-1939), Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), Khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940), Binh biến Đô Lương (1/1941).
Phần Trọn một lời thềgiới thiệu thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, luôn một lòng vì Tổ quốc. Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần đấu tranh kiên cường. Ở nơi trường bắn, họ vẫn hiên ngang, bất khuất.
Trưng bày khiến người xem xúc động. Phần Dấu xưa vang mãitrưng bày hình ảnh các địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng, giờ đã thành “địa chỉ đỏ”, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ. Nhiệt huyết cách mạng, khí phách hiên ngang của những người chiến sĩ vẫn âm vang qua lời nói, câu thơ và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Hoạt cảnh tái hiện cuộc gặp cuối cùng của gia đình đảng viên xuất sắc Mai Ngọc Thuyết và Nguyễn Văn Mẫn. Tại trưng bày, du khách được xem hoạt cảnh tái hiện cuộc gặp gỡ cuối cùng trong Nhà tù Hỏa Lò năm 1933 của gia đình đảng viên xuất sắc Mai Ngọc Thuyết và Nguyễn Văn Mẫn. Sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Mẫn bị lưu đày đi Nhà tù Côn Đảo và hy sinh năm 1943.
Trưng bày diễn ra đến ngày 15/8 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
Ảnh: BTC
Trưng bày 'Để bầu trời mãi xanh' tại di tích nhà tù Hoả LòMột phần ký ức miền Bắc Việt Nam trong hai đợt chiến tranh phá hoại của Không quân và Hải quân Mỹ (1964 - 1972) được tái hiện chân thực qua trưng bày "Để bầu trời mãi xanh", tại di tích nhà tù Hoả Lò (Hà Nội).
">Xúc động hình ảnh trưng bày Thắp ngọn lửa hồng tại Nhà tù Hoả Lò
- Phong cách biểu diễn, kỹ thuật chơi sáo của nghệ sĩ Diệu Hồng được đồng nghiệp, giới phê bình âm nhạc cũng như các chỉ huy trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Tham gia biểu diễn cũng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trên khắp thế giới và được đánh giá là cây sáo số một Việt Nam nhưng con đường phong danh của chị lại khá lận đận.
Nguyễn Diệu Hồng là cây flute hàng đầu của dàn nhạc, từng chơi solist cùng với Dàn nhạc thính phòng giao hưởng châu Âu trong chuyến lưu diễn tại Việt Nam năm 2005. Chị là một nghệ sĩ tài năng, từng độc tấu ấn tượng các tác phẩm kinh điển dành cho sáo như bản Concerto số 2 cung rê trưởng của Mozart, Suite số 2 cung si thứ của Bach, Concerto cung la trưởng của nhạc sĩ nổi tiếng người Nhật Otaka, hay bản sonata của Francis Poulen...
Dọc con phố sầm uất Mai Hắc Đế, không khó để tìm đến căn nhà mà NSUT Diệu Hồng ở bởi nó rất đơn sơ so với các cửa hàng kinh doanh sầm uất nơi đây. Một chiếc đàn piano, vài cây sáo và mấy lồng chim - dường như nó là tất cả trong căn nhà vỏn vẹn 30m2 mà vợ chồng chị cùng gia đình chị dâu, bố chồng ở chung.
Với giọng nói trong trẻo, lảnh lót, đôi khi có chút nhõng nhẽo như trẻ thơ và nụ cười tươi rói, NSUT Diệu Hồng kể lại những tháng này khổ luyện để sống trọn đam mê với nghề.
NSƯT Diệu Hồng (bìa phải) cùng con gái Ngọc Ánh và chồng - nghệ sĩ Nguyễn Thiện Thắng (hàng trên, ngoài cùng bên trái) trong một buổi biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng VN.
Nếu chọn nghề bác sĩ thì...
Từ bé Diệu Hồng đã được sống trong một thế giới âm nhạc dù cha mẹ không ai theo nghệ thuật. Cha chị là nhân viên ngân hàng, còn mẹ là bác sĩ. Nhưng họ lại vô cùng yêu nghệ thuật, đặc biệt là cha chị. Ngày nhỏ, Diệu Hồng luôn được nghe cha hát, xem ông làm thơ, sáng tác. Đó là lý do cả 3 chị em Diệu Hồng sau này đều theo nghệ thuật.
8 tuổi, Diệu Hồng đã bắt đầu học sáo tại Nhạc viện Hà Nội với các giáo sư nổi tiếng giàu kinh nghiệm như Vũ Cúc, Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Thích... Rồi nhân duyên sau này, Diệu Hồng lại lấy chính con trai của thầy Nguyễn Thiện Tơ, anh Thiện Thắng làm chồng. "Ngày đi học, các bạn trong lớp cứ lao xao chỉ trỏ là con trai thầy Tơ kìa, nhìn đi, đẹp trai lắm. Tôi thì mắt kém, cứ nhìn theo tay các bạn nhưng cứ hỏi đâu đâu, có nhìn thấy gì đâu. Mãi hết giờ học, thấy một anh ra hỏi: Sao lúc này các bạn trong lớp chỉ trỏ gì mà ghê thế?
Tôi trả lời: À, các bạn nói con trai thầy Thiện Tơ đến lớp, đẹp trai lắm mà em có nhìn thấy gì đâu anh. Sau này, tôi mới biết người tôi nói chuyện chính là con anh Thiện Thắng và anh cũng có cảm tình với tôi từ ngày đó. Lấy anh rồi, nhiều người cũng nói là tôi lấy anh vì gia đình anh làm nghệ thuật như vậy, có nhiều thuận lợi cho tôi. Nhưng kỳ thực, lúc đó, cũng chỉ nghĩ đơn giản yêu là lấy thôi, không nghĩ sẽ nhờ cậy gì đó", NSƯT Diệu Hồng chia sẻ.Lấy nhau rồi, cả gia đình làm nghệ thuật, lại nghệ thuật truyền thống, cuộc sống vô cùng vất vả. Đã có thời gian, chồng chị dù cũng chơi kèn clarinet trong giàn nhạc Giao hưởng Việt Nam nhưng vẫn mở cửa hàng sửa xe máy để kiếm sống.
"Những năm đầu vào Dàn nhạc là thời kỳ khó khăn lắm. Khi đó hầu như không có lịch diễn, lương và phụ cấp không đủ sống. Tận dụng khoảng không vỉa hè trước nhà, anh Thắng mở cửa hàng sửa xe máy. Toàn khách quen dọc hai bên phố, lai rai cũng tạm đủ sống qua ngày. Nhưng bàn tay cầm kèn thì mềm, bàn tay sửa xe máy lại phải chai cứng. Nghệ sĩ chơi trong dàn nhạc cổ điển thì phục trang sang trọng lịch lãm, người thợ sửa xe máy thì dầu mỡ lấm lem. Tôi bảo:Thôi, thà nhịn đói nằm co còn hơn anh ạ. Làm thế nó bị hỏng hết tay". Rồi chồng tôi cũng nghỉ.
Nhưng để trang trải đủ cho cuộc sống hằng ngày và con cái đi học, tôi lại xoay sang kiếm tiền kiểu khác. Hồi đó, các khách sạn, nhà hàng bắt đầu rộ lên ở Hà Nội như nấm mọc sau mưa, và khi đó cũng có "mốt" chơi nhạc sống phục vụ khách hàng. Thế là vợ chồng tôi lại thay nhau đi thổi kèn, thổi sáo", NS Diệu Hồng tâm sự.
Được việc làm thêm đúng với chuyên môn của mình, chị nói là một diễm phúc. Mặc dầu cũng có lúc thấy mình chạnh lòng chơi nhạc trong lúc người ta ăn uống nói cười.
Chị bảo, trước khi gắn cuộc đời mình với cây sáo, chị từng có ý định học ngành y và trở thành bác sĩ. "Ngày còn nhỏ, ngoài việc nghe cha đàn, hát, làm thơ thì thời gian rảnh, chẳng có gì mà chơi cả. Thế là có một đống sách về y học của mẹ, tôi đọc ngấu nghiến, đọc hết cuốn này đến cuốn khác. Tôi còn có ý định thi vào ngành y, nhưng nghề nghiệp đôi khi như là định mệnh. Nếu học ngành y, có lẽ cuộc đời sẽ khác", NSƯT Diệu Hồng chia sẻ.
Nhưng nếu bây giờ cho chị chọn lại, chị sẽ chọn ngành y chứ? - phóng viên hỏi. Không cần suy nghĩ, NSUT Diệu Hồng lại nở nụ cười tươi rói, và vẫn điệu bộ kiểu nhõng nhẽo trẻ con, chị trả lời: "Không, không bao giờ có chuyện đó, tôi vẫn yêu sáo vô cùng. Nghệ thuật là cuộc sống của mình rồi, dù nó có thế nào thì mình vẫn cứ theo và sống cuộc sống của mình thôi. Thực ra trong công việc của tôi cũng có sự thú vị riêng mặc dù rất vất vả. Không phải như các nghề khác, nghề này, nếu muốn theo một cách nghiêm túc thì luôn phải học, học nữa, học mãi. Lúc nào cũng học, kể cả bây giờ cũng đang học chứ không dừng được.
Mỗi chương trình khổ luyện hằng tuần mà chỉ biểu diễn 1, 2 buổi rồi lại thôi, đổi chương trình khác. Rồi với mỗi một chỉ huy dàn nhạc lại phải có một phương pháp làm việc khác nhau. Dàn nhạc Giao hưởng VN hiện nay, hầu như là làm việc với người nước ngoài, mà họ thì yêu cầu rất cao, nên đôi khi thấy mệt vô cùng. Nhưng mệt thì mệt, vẫn thấy sung sướng vì mình được làm nghề trong môi trường chuyên nghiệp, được phô diễn hết khả năng của mình.
Chẳng thế mà mấy lần, tôi cũng khuyên con gái nên chọn nghề gì đó mà học, đừng theo nghề giống bố mẹ, nhưng cháu không nghe, cả con trai tôi bây giờ cũng vậy, cháu cũng theo nghề bố mẹ và tôi tôn trọng sở thích của các cháu".
Gian nan con đường được phong danh
Năm 1985, Diệu Hồng tốt nghiệp loại xuất sắc và được Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng VN đặc cách mời về giữ vị trí sáo 1, bè 1 (bè quan trọng nhất) trong dàn nhạc. Liên tục trong hơn 30 năm gắn bó với nghề, chị đã đi rất nhiều nước biểu diễn từ Nhật, Mỹ, Pháp... và đã diễn rất nhiều chương trình phục vụ Đảng, Chính phủ, các chiến sĩ ở ngoài đảo xa và còn nhiều bằng khen khác từ Bộ văn hóa và Thủ tướng Chính phủ.
NSƯT Diệu Hồng được Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam đặc cách mời về
Thế nhưng ngay từ lần đầu làm hồ sơ NSƯT, chị cũng bị đánh trượt. Đến kỳ xét tiếp theo, chị mới đạt. Hồi năm ngoái, khi đến đợt xét tặng NSND, NSƯT, chị cũng làm bản khai thành tích dày tới 3 mặt tờ giấy A4 nhưng rồi chị vẫn chưa được phong danh hiệu NSND.
Đưa cho phóng viên xem bảng thành tích đáng nể của mình, tôi hỏiSao chị không "kiện" để xem, mình còn thiếu thành tích gì nữa? NSƯT Diệu Hồng cười bảo: "Thôi kệ đi, chắc mình thiếu thì người ta đánh trượt thôi, mà kiện thì biết kiện ai bây giờ. Khi tôi bị đánh trượt, nhiều người trong Dàn nhạc bất ngờ lắm. Nhưng tôi thì kệ, danh hiệu NSƯT của tôi, bao năm nay cũng có hơn được diễn viên mới ra trường là mấy. Tôi chỉ sợ bị đánh trượt không cho lên sân khấu biểu diễn thôi, chứ danh hiệu NSND năm nay không được thì năm sau", NSƯT Diệu Hồng cười tươi chia sẻ.
Nếu không được diễn, sẽ không có tiền?- phóng viên hỏi. "Không cũng còn tùy, diễn là đam mê của tôi rồi. Chứ nhiều chương trình, đâu phải vì tiền mà mình diễn. Chẳng hạn như Điều còn mãi mà báo VietNamNet tổ chức đó. Năm nào tôi cũng được mời, không solo cũng diễn cùng Dàn nhạc. Lên sân khấu biểu diễn những chương trình như thế, vào thời khắc đặc biệt như thế, lần nào biểu diễn xong, tôi cũng như bị bay bổng, mãi không dứt ra được cảm xúc của tác phẩm, cứ điên điên ấy, nhưng mà vui".
Diệu Hồng chia sẻ rằng, lần này tại Điều còn mãi 2016, chị sẽ solo sáo bài Tình yêu của biển(nhạc Phú Quang). Bài này, chị cũng đã thổi mấy lần. "Tất cả những vẻ đẹp ngây ngất, dịu dàng và đằm thắm được hiện diện trên mỗi âm thanh dành cho nhạc cụ flute. Khi tiếp cận những giai điệu mỹ cảm bất tận này, rằng ở đây là hơi thở tình yêu của biển, rất bình yên. Thật ra không chỉ có thế, cùng với những gì cho ta niềm thương mến là sự xao động triền miên tuôn chảy, bởi, chẳng có bao giờ chỉ yên lành", NSUT Diệu Hồng mê đắm khi nói về tác phẩm này.
Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" 2016 sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên VTV3, tiếp sóng trên VietNamNet. "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Các ca sĩ Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016".
T.Lê
">Gian nan con đường phong danh của cây sáo số 1 Việt Nam
- Ca sĩ Lan Anh - "Giọng opera nữ số 1 Việt Nam" tiếp tục là người đồng hành với Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi 2017 do báo VietNamNet tổ chức. Năm nay, chị sẽ thể hiện ca khúc "Mẹ yêu con" của tác giả Nguyễn Văn Tý. Điều Còn Mãi trở lại">
Điều còn mãi: 'Giọng opera số 1 Việt Nam' khoe tài lẻ
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Perak, 19h15 ngày 24/2: Tưng bừng bắn phá
Vừa bước vào cửa, tôi đã cảm thấy một bầu không khí ngột ngạt trong nhà. Thay vì chào hỏi như mọi khi, vợ bạn đi thẳng vào trong bếp. Cậu bạn tôi ra đón tiếp, cười nói vui vẻ còn mời tôi ở lại ăn cơm nhưng tôi từ chối.
Lúc về, tôi nói với vào trong bếp chào vợ bạn nhưng cô ấy chỉ nói "vâng", khác hẳn thái độ niềm nở mọi khi. Tôi nghĩ, có lẽ cô ấy đang gặp chuyện gì không vui nên mới hành xử như vậy và cũng nhanh quên chuyện đó.
Sau đó hai tuần, đến sinh nhật con trai tôi. Tôi chủ động mời vợ chồng bạn và vài người nữa ra hàng ăn uống. Lúc đến mọi người đều rất vui vẻ, chỉ có vợ bạn vẫn giữ khuôn mặt khó chịu. Tôi nháy mắt hỏi bạn có chuyện gì thì cậu ấy chỉ xua tay.
Thấy thái độ vợ bạn không thoải mái, tôi nói đùa vài câu với cậu bạn thân: “Tháng này lại thiếu lương đưa vợ hay sao mà để cô ấy mặt mày sưng lên thế kia? Làm đàn ông thì phải rõ ràng, thẳng thắn. Không có tiền thì bảo bạn bè cho vay".
Tôi vừa dứt lời, vợ bạn bất ngờ đứng phắt dậy, nói như tát nước vào mặt tôi: “Anh còn ở đó mà nói chuyện vay mượn được à. Anh vay tiền chồng em mấy tháng nay không trả, để vợ chồng em cãi vã suốt ngày mà giờ anh còn dám nói từ 'vay' à?
Anh chơi bời lô đề, cờ bạc ở đâu em không quan tâm nhưng đừng lôi chồng em vào. Anh ấy thua lỗ bao nhiêu cũng vì anh dụ dỗ, rồi còn nể bạn nể bè cho vay mà không dám đòi. Vợ anh có thể không biết hoặc nhịn nhưng em thì không.
Bạn bè với nhau thì phải bảo ban nhau, tu chí làm ăn chứ lại bảo nhau chơi lô đề, vay mượn tiền bạc chơi bời thì chỉ là ‘bè’. Em không chấp nhận chồng mình chơi với người cờ bạc, lừa dối vợ con, càng không chấp nhận cho dân cờ bạc vay tiền”.
Những lời nói như tát nước vào mặt của vợ bạn khiến tôi không kịp phản ứng. Tôi vặn lại: “Ai vay tiền, ai cờ bạc, em nói mà anh không hiểu gì cả”.
Vợ bạn lại tiếp tục: “Chẳng phải anh vay tiền của chồng em đi chơi lô đề, rồi nợ chồng chất không chịu trả nên bây giờ chồng em còn không có tiền đóng học cho con. Chồng em cũng theo anh chơi thua lỗ mấy chục triệu kia, anh còn chối gì?”.
Tôi nghe mà như sét đánh ngang tai. Tôi quay sang nhìn cậu bạn, yêu cầu trả lời rõ ràng. Vợ tôi cũng tức điên vì tưởng chồng như vậy thật. Bao nhiêu người trong buổi tiệc sững sờ, ngại thay cho tôi.
Lúc này cậu bạn mới xua tay, không cho vợ nói nữa. Cậu xin phép tôi về trước, giải quyết chuyện gia đình. Hôm sau, tôi nhận được điện thoại của cậu ta.
Cậu ấy rối rít xin lỗi, thừa nhận mình chơi lô đề bị thua nên không có tiền đưa cho vợ. Để giải thích với vợ, cậu ta bịa ra việc cho tôi vay tiền nhưng lại đổ tiếng ác chơi bời cờ bạc cho tôi. Lời giải thích của cậu ta, tôi không tài nào chấp nhận được.
Những ngày đó tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi nghĩ mình có nên tiếp tục mối quan hệ bạn bè này nữa hay không. Cậu ta vẫn cố tình chưa giải thích với vợ về hiểu lầm này và tôi vẫn là người gánh mọi tội lỗi.
Tôi đã định gọi cho vợ cậu ta nói trắng mọi chuyện nhưng lại nghĩ làm vậy có khiến gia đình bạn tan nát không? Nhưng không lẽ tôi cứ chấp nhận tiếng xấu mãi như vậy? Nhỡ sau này, vợ bạn lại mang câu chuyện ấy đi nói khắp nơi thì sao?
Thật may, vợ tôi rất hiểu tôi nên đã tin những lời tôi nói.
Tôi thực sự quá đau đầu, không biết nên làm thế nào? Người bạn như vậy có nên tiếp tục thân thiết hay không?
Độc giả giấu tên
Cái kết của người đàn ông ăn nằm với vợ bạn thân
Người vợ lăng nhăng dùng một chiếc điện thoại bí mật để liên lạc với nhân tình. Người chồng đau đớn khi phát hiện người tình của vợ chính là anh bạn thân suốt 25 năm của mình.
">Giữa bữa tiệc bị vợ bạn thân đòi nợ xối xả, biết sự thật tôi uất nghẹn
Dị nhânhình thành từ những chuỗi dị ứng như thế", nhà điêu khắc chia sẻ.
Một năm trước, Hà Hoài nhận được “đề bài” từ Toong về một tác phẩm điêu khắc lớn sáng tác tại khu vực giếng trời thông 5 tầng lầu. Sau đó là quá trình làm việc miệt mài của người nghệ sĩ, từ xưởng tại TP.HCM đến khâu thực địa tại 51 Phan Bội Châu.
Bộ tác phẩm độc bản dần hình thành gồm 50 khối tượng điêu khắc lấy cảm hứng từ dị ứng bên trong cơ thể, rồi phản chiếu ra mỗi trường xung quanh. Sau hơn 1 năm sáng tác, Dị nhânhoàn thiện và trở thành tác phẩm sắp đặt tạo hình lớn nhất trong sự nghiệp của Đỗ Hà Hoài.
Đỗ Hà Hoài cho biết không quan tâm nhiều đến việc dùng ngôn từ diễn đạt thay cho tác phẩm của mình. Vì anh quan niệm, mỗi người sẽ có cách cảm thụ khác nhau, tùy thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ cũng như góc nhìn cá nhân.
Tác phẩm sẽ “lung linh” theo những cách khác nhau khi bạn đứng nhìn từ dưới lên, trên xuống, hay từ từng tầng nhất định. Và quan trọng nhất, Hoài muốn để không gian và thời gian tô điểm cho tác phẩm. Ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng đèn tạo ra những cảm xúc khác nhau. Thời gian sẽ làm thay đổi màu tường, phủ lớp rong rêu lên tác phẩm, cũng làm thay đổi diện mạo của Dị nhân theo năm tháng…
Đỗ Hà Hoài sinh năm 1994 tại Gia Lai, tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Thực hành nghệ thuật của anh gắn liền với những phản ứng và quan sát về tâm sinh lý cá nhân, liên kết với các vấn đề xã hội và môi trường xung quanh.
Nghệ sĩ điêu khắc Đỗ Hà Hoài. Sau triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên Dị ứng tại Toong (126 Minh Khai, TP.HCM) năm 2021 gây tiếng vang, các tác phẩm của anh lần lượt xuất hiện tại các triển lãm điêu khắc quốc tế như Sasaran International Art Festival/ Art Exhibition tại Malaysia và Vietnamese Wind The Debut Gathering ở Nhật Bản.
Tác phẩm điêu khắc khổng lồ làm bằng cành liễuANH - Những tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng cành liễu đang được treo trong khu vườn của một tòa nhà lịch sử ở Anh.">
Dị nhân cao 15m của Đỗ Hà Hoài lấy cảm hứng từ những cơn dị ứng
Vượt mốc doanh thu 67 tỷ đồng, liên tục trong top đầu tại phòng vé chỉ sau hơn 2 tuần ra mắt và trở thành một trong những phim Việt thuần kinh dị nặng đô có doanh thu cao nhất mọi thời đại, "Quỷ cẩu” khơi gợi sự tò mò của không ít người.
Sức hút đến từ tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn trẻ Lưu Thành Luân, bên cạnh kịch bản sử dụng chất liệu dân gian, thông điệp khắc họa một cách rõ ràng. Ngoài ra phim còn có sự hậu thuẫn từ nhà phát hành giàu kinh nghiệm Galaxy Studio để trở thành “ngựa ô” phòng vé những ngày cuối năm 2023 và đầu 2024.
Cái tên bảo chứng của “câu lạc bộ phim ăn khách”
Không phải cái tên xa lạ với điện ảnh trong nước, Galaxy Studio (Công ty Cổ phần Phim Thiên Ngân) là một trong những “ông lớn” với gia tài điện ảnh đáng nể khi là bệ phóng vững vàng đằng sau những cái tên nổi bật làm nên lịch sử tại phòng vé như: “Đất rừng phương Nam” (2023), “Siêu lừa gặp siêu lầy” (2023), “Con Nhót mót chồng” (2023), “Bố già” (2021), “Chị Mười Ba” (2020), “Cua lại vợ bầu” (2019), Mắt biếc (2019), “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (2015), “Quả tim máu” (2014)... Và mới đây, Galaxy Studio cho thấy phong độ ổn định khi đưa “Quỷ cẩu” vào gia tài đáng tự hào của mình khi là phim Việt kinh dị có doanh thu cao ấn tượng.
Công nghiệp phim ảnh là một trong những lĩnh vực có sức bật cạnh tranh khốc liệt, tốc độ đào thải nhanh chóng. Nhưng hằng năm, Galaxy Studio nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng cũng như tạo được tiếng vang phòng vé. Điều này được xem là bảo chứng về chất lượng giúp khán giả Việt yên tâm khi lựa chọn các tựa phim có Galaxy Studio đứng sau.
Tôn trọng sự đa dạng
Xuyên suốt hành trình của mình, cùng nỗ lực nâng cao chất lượng giải trí thông qua việc chọn lọc và đồng hành cùng các bộ phim bom tấn hay những dự án phim Việt có kinh phí đầu tư khủng, Galaxy Studio còn là chỗ dựa vững chắc cho các nhà làm phim độc lập và những nhà làm phim trẻ có tư duy mới mẻ, cầu thị. Trong đó phải kể đến hiệu ứng truyền miệng lẫn thành công mới nhất của “Quỷ cẩu” khi trở thành cái tên “đáng gờm” với các bom tấn được phát hành cùng thời điểm.
“Dự án “Quỷ cẩu” và sự nhiệt huyết đạo diễn Lưu Thành Luân với “đứa con” đầu lòng mang đến cho chúng tôi rất nhiều cảm hứng. Chúng tôi biết rằng, ở thời điểm hiện tại, chủ đề kinh dị thuần Việt vẫn khá kén người xem, bởi khán giả ngày càng khó tính. Tuy nhiên, chúng tôi luôn mong muốn tôn trọng sự đa dạng các đầu phim phát hành để tạo sân chơi lớn cho các nhà làm phim độc lập, đạo diễn trẻ thử sức và tỏa sáng cá tính của mình”, đại diện Galaxy Studio chia sẻ.
Ngoài ra, đại diện Galaxy cũng nói thêm về quan điểm tôn trọng sự đa dạng và luôn mở cơ hội cho các dự án phim Việt: “Không chỉ là nhà phát hành, chúng tôi còn ở cương vị sản xuất, nên chúng tôi hiểu được sự khó khăn, chướng ngại mà các nhà làm phim Việt đã và đang nếm trải. Do đó, chúng tôi luôn thấu hiểu các thách thức của thị trường, sẵn sàng chia sẻ và cố gắng tìm ra con đường tốt nhất để phim Việt có cơ hội thể hiện và tiếp cận đến gần khán giả hơn”.
Dù không sở hữu những gương mặt “vàng” phòng vé, “Quỷ cẩu” của đạo diễn Lưu Thành Luân vẫn mang đến sự an tâm cho người xem bởi dàn diễn viên từ Bắc vào Nam sáng giá. Sự rành mạch trong cách kể chuyện cùng với việc mạnh dạn đầu tư vào những đề tài thú vị từ Galaxy Studio cho thấy việc tôn trọng sự đa dạng, luôn cầu thị đón nhận tư duy làm phim mới sẽ là yếu tố mang đến một bàn tiệc điện ảnh đậm vị, lạ miệng cho khán giả.
Kế hoạch truyền thông bài bản
Nhìn từ “Quỷ cẩu” có thể thấy việc sở hữu một chiến dịch truyền thông lớp lang là một trong các đòn bẩy để tạo nên “cú bật” phòng vé. Bên cạnh độ phủ đến từ các sự kiện quảng bá ở những cụm rạp, việc nhanh nhạy nắm bắt xu thế thị trường như: tạo ra nguồn thảo luận trên các trang mạng xã hội, đưa nội dung lên những kênh truyền thông chính thống hay với gần 400 triệu view trên TikTok cũng giúp “Quỷ cẩu” trở thành từ khóa được nhắc đến hàng đầu trong tuần đầu công chiếu, mang lại độ phủ nhất định đối với khán giả.
Kết hợp với đó là đội ngũ Marketing nhiều kinh nghiệm, tư duy trẻ cùng sự nhanh nhạy với nhiều xu hướng mới của thị trường, không chỉ mang lại các chiến dịch quảng bá bài bản thông qua các hình thức ngoại tuyến (Quảng cáo ngoài trời, Cinetour) hay những sự kiện ra mắt phim ở nhiều khu vực mà còn “phủ sóng” với hàng loạt kênh truyền thông trực tuyến. Nhờ vậy, hầu hết dự án từ Galaxy Studio luôn đảm bảo nhận được sự hưởng ứng, quan tâm của khán giả ngay từ khi công bố.
Cùng với kinh nghiệm, sức trẻ, tư duy luôn sẵn sàng học hỏi lẫn đổi mới cùng nỗ lực góp phần tạo ra một sân chơi điện ảnh phong phú và tiềm lực nổi trội, Galaxy Studio từng bước thực hiện mục tiêu trở thành “gã khổng lồ” vững vàng cho những “người hùng” đứng trên vai.
Bích Đào
">Đòn bẩy tạo sức hút của phim kinh dị Việt ‘Quỷ cẩu’